Tìm hiểu về các loại SSD để nâng cấp máy tính cá nhân - AMZ Review Log
Tin mới
Loading...

Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2021

Tìm hiểu về các loại SSD để nâng cấp máy tính cá nhân

Tuần trước mình mới mua một con SSD để nâng cấp cho con Laptop Lenovo T480s ghẻ của mình. Nhưng mà đúng thật khi tìm hiểu SSD của máy tình thì như một ma trận với đủ loại SSD, rối cả não và hoa cả mắt. Nhưng cũng chính vì thế, có thời gian tìm hiểu và rút ra được một số thông tin để mọi người nếu có mua thì cũng tiện tham khảo. 

SSD là gì vậy? 

Một số bạn không chuyên về kỹ thuật chắc cũng không biết SSD là gì, mình xin tóm tắt ngắn gọn thế này SSD (Solid State Drive) là một loại ổ cứng  có cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương tự như bộ nhớ RAM hay các loại thẻ nhớ, USB đó là sử dụng các chip nhớ flash. Trước đây ( cách đây 5 năm trở về trước) thì khái niêm SSD khá xa xỉ, chủ yếu các dòng máy đều xài HDD. Tuy nhiên HDD cho tốc độ chậm hơn và dễ hỏng hơn. 

Các phương thức kết nối của SSD?

Do có quá nhiều khái niệm nên mình tách ra thành từng câu hỏi và đầu mục nhỏ để mọi người tiện nắm thông tin. SSD có nhiều phương thức kết nối không chỉ dừng lại ở SATA III có tốc độ tối đa 6 Gbps mà còn PCIe lên đến 32 Gbps.

Các loại SSD đang bán trên thị trường

SSD 3.5 inch SATA

SSD 3.5 inch SATA là sản phẩm thường được dùng cho máy tính để bàn. Tuy nhiên loại bổ cứng này ngày nay khá khó tìm và đang dần bị thay thế dần bởi ổ cứng SSD 2.5 inch.

SSD 2.5 inch SATA III

Ổ cứng SSD 2.5 inch SATA III được sử dụng khá phổ biến hiện nay với tốc độ đọc - ghi dữ liệu giới hạn ở mức 6Gbps tương đương 550MB/s. Với ưu điểm giá thành khá rẻ nên đang được trang bị trên hầu hết các dòng laptop phổ thông.

Ngoài ra, một số hãng sản xuất còn tung ra phiên bản SSD 2.5 inch SATA III NAND với công nghệ lưu trữ chip nhớ mới, giúp tăng tuổi thọ ổ cứng đáng kể so với SSD 2.5 inch SATA III truyền thống, tất nhiên giá thành của phiên bản này cũng cao hơn.

SSD 1.8 inch micro SATA 

SSD 1.8 inch micro SATA  sử dụng chuẩn giao tiếp Micro SATA với hình dáng chỉ to hơn thanh RAM đôi chút, đây là ổ SSD có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với SSD 2.5 inch truyền thống, được sử dụng cho các dòng laptop mỏng nhẹ.

SSD mSATA

SSD mSATA là chuẩn dạng thu nhỏ của SSD 2.5 inch SATA, về hình thức SSD mSATA có kích thước gần giống với Card Wifi trên laptop với kích thước phổ biến 50x30mm. Đây là loại thường hay sử dụng nhất trên các laptop hiện nay. 

SSD M.2 SATA

Tương tự như SSD 2.5 inch SATA III, SSD M.2 SATA vẫn sử dụng chuẩn giao tiếp dữ liệu SATA III nên tốc độ đọc - ghi dữ liệu ở giới hạn ở mức 6Gbps, tương đương 550MB/s.

Tuy nhiên, kích thước của SSD M.2 SATA III lại nhỏ gọn hơn so với SSD 2.5 inch SATA III, hình dáng chỉ tương tự như một thanh RAM máy tính thích hợp cho các dòng máy tính nhỏ gọn, nhẹ.

SSD M2 SATA không phải có 1 chuẩn duy nhất mà có đến 3 chuẩn là 2242, 2260 và 2280. Bề rộng vẫn giữ mặc định là 22 mm, tuy nhiên chiều dài thay đổi lần lượt là 42mm, 60mm, 80mm.

Hình dáng các loại SSD M2 SATA hiện nay (từ trái sang phải 2242, 2260 và 2280).

SSD M.2 PCIe

Ổ cứng SSD M.2 PCIe sử dụng tiêu chuẩn giao tiếp PCL Express với tốc độ đọc ghi lên đến 32 Gb/s (tương đương 4 GB/s), tức cao hơn rất nhiều lần so với SSD M2 SATA chỉ 550 MB/s.

Điểm giống giữa SSD M.2 PCIe và SSD M2 SATA chỉ là khe cắm M2, vì thế SSD M.2 PCIe vẫn có đến 3 chuẩn là 2242, 2260 và 2280. Bề rộng vẫn giữ mặc định là 22 mm, tuy nhiên chiều dài thay đổi lần lượt là 42mm, 60mm, 80mm.

Kích thước phổ biến nhất của ổ cứng SSD M.2 PCIe là rộng 22 mm và dài 80 mm, các loại khác ít được sử dụng và sản xuất hơn.

Cách phân biệt các loại ổ cứng

Ổ cứng SSD mSATA
  • Hình dạng của loại ổ cứng này giống như card wifi trên laptop, là dạng thu nhỏ của ổ cứng SSD truyền thống.
  • Tốc độ đọc - ghi: tối đa đạt 550mb/500mb.
  • Khe cắm thường có trên một số dòng laptop, mainboard B75, Surface Pro 2, 3,…
Ổ cứng SSD chuẩn M2
  • Là loại ổ cứng thế hệ mới, hình thức giống thanh RAM máy tính. Có 2 loại chính là M2 SATA và M2 NVMe (PCIe)
  • SSD M2 SATA: chân cắm của ổ có 2 rãnh 2 bên, kích thước phổ biến là 22×42 và 22x80 mm, và tốc độ chỉ đạt khoảng 550 Mbps/ 550 Mbps (do bị giới hạn bởi băng thông).
  • M2 NVMe: chân cắm ổ có 1 rãnh bên phải, có kích thước phổ biến là 22x80 mm, và tốc độ đạt khoảng 3.5 Gbps/ 2.5 Gbps.

Share with your friends

Thông báo từ AMZreviewlog
Chính thức đổi sang giao diện mới cho thân thiện hơn trên mobile và trên máy tính. Hi vọng các bạn thích nhé.
Done